Makgeolli vốn dĩ được biết đến như một loại rượu gạo truyền thống nổi tiếng của Hàn Quốc. Theo các nhà ngôn ngữ học giải thích: sở dĩ nó có tên gọi là makgeolli vì thông thường khi nấu rượu người ta thường lọc trong gạt bỏ lớp váng bên trên bỏ đi, nhưng loại rượu này thì ngược lại, người ta lại giữ nguyên váng trên.
Người Hàn Quốc cũng không biết rằng rượu gạo Makgeolli có từ bao giờ và do ai tạo ra, chỉ biết rằng nó được tạo ra từ cách chế biến đồ uống từ nông sản chính đó là gạo, một thứ nông sản vô cùng quan trọng trong nền nông nghiệp lúa nước thời bấy giờ.
Theo như sử sách ghi lại lịch sử rượu gạo Hàn Quốc đã có xuất hiện ngay tờ thời kỳ Tam Quốc- tiền sinh ra đất nước Hàn Quốc ngày nay. Đến thời Cao Ly người ta đã biết cách sử dụng men kết hợp để nấu rượu gạo. Thông thường hàng năm cứ đến mùa hoa lê nở là người dân lại chưng cất những hũ rượu thơm ngon nhất để dành đãi khách cũng như sử dụng. Vì vậy mà thời đó rượu gạo còn được gọi là: “I Hwa Ju”.
Rượu được nấu với màu trắng đục, không có trong như rượu trắng để giữ lại hương vị cũng như cám của gạo chính vì vậy mà người ta còn gọi là rượu: “Thak ju”. Về sau, rượu gạo dần dần trở thành một đồ uống quen thuộc trong các bữa cơm sinh hoạt cũng như trở thành một thứ đồ uống giải cơn khát khi người nông dân đi làm đồng. Cũng chính vì vậy mà nó còn được gọi với một cái tên dân dã đó là: Nong Ju – rượu nhà nông.
Dưới thời triều đại Cao Ly rượu gạo được coi như một quốc tửu – nó không thể thiếu trong các buổi cúng tế, dâng hương cầu ăn trên chùa. Tuy nhiên đến khi triều đại Cao ly bị thoái trào và chuyển sang một triều đại mới đó là Cho Son. Dưới triều đại này người ta đã phát minh ra kỹ thuật ủ men rượu mới, làm đa dạng hương vị khiến rượu gạo trở nên cao cấp hơn, nó trở thành thứ rượu chỉ rành cho giới quý tộc, quan lại thưởng thức.
Đến thời kỳ chịu ách thống trị của đế quốc Nhật bản những năm đầu thế kỷ 19, người dân không được tự ý nấu rượu gạo đồng thời phải chịu rất nhiều các điều khoản sưu thuế: như luật thuế rượu năm 1909, luật buôn bán rượu năm 1916, luật cấp giấy phép nấu rượu năm 1934. Điều này khiến cho lịch sử rượu gạo Hàn Quốc không có cơ hội phát triển mạnh như thời kỳ trước. Chỉ có một bộ phận gia đình nhỏ được nấu rượu để tiếp đãi khách quý cũng như cúng tổ tiên.
Sau giải phóng, những năm 1965 Hàn Quốc rơi là cuộc khủng hoảng lương thực trầm trọng. Lúc đó chính phủ Hàn Quốc đã ban hành bộ luật “quản lý lương thực" cấm các hoạt động nấu rượu bằng gạo thay vào đó là khuyến khích người dân sử dụng các loại lương thực khác như ngô, bột mỳ… Từ đó lượng tiêu thụ rượu gạo dần dần giảm đi đáng kể. Trước cơ hội đó các nhãn hiệu rượu ngoại thi nhau bành chướng tại Hàn Quốc khiến cho ngành sản xuất rượu gạo đương đầu với nhiều khó khăn.
Từ năm 1991, sản lượng gạo sản xuất đi vào ổn định, từ đó việc sản xuất rượu gạo đã được chính phủ khuyến khích, đồng thời rượu gạo cũng trở nên phổ biến trong mọi tầng lớp nhân dân. Cũng từ đó để giảm giá thành nguyên liệu một bộ phận người dân đã sử dụng các nguyên liệu gia công như đường hóa học.. để sản xuất rượu gạo.
Nhiều doanh nghiệp sản xuất rượu gạo của Hàn Quốc thay vì sử dụng nguồn gạo từ trong nước đã nhập khẩu gạo từ khu vực Đông Nam Á với giá thành rẻ hơn kiến cho thị trường cạnh tranh sôi động.
Kể từ năm 2008 đến nay dưới tác động của phong trào sử dụng các sản phẩm tốt cho sức khỏe, các doanh nghiệp sản xuất rượu gạo đã liên tục đổi mới từ mùi vị đến chất lượng, sử dụng thành phần gạo sạch, chất lượng cao trong nước. Cùng với đó cho ra đời rất nhiều dòng sản phẩm mới lạ hấp dẫn để đem đến sự lựa chọn đa dạng cho người tiêu dùng. Một trong số đó phải kể đến doanh nghiệp Woorisool, nổi tiếng với các sản phẩm rượu gạo được ưa chuộng nhất.
Ngày nay, với hương vị thơm ngon và những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, chăm sóc làn da, đặc biệt là khả năng phòng rượu gạo chống ung thư, rượu hàn quốc đã trở thành một trong những loại đồ uống được yêu thích nhất không chỉ ở Hàn Quốc mà còn tại nhiều quốc gia khác trên thế giới.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét